Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

0142 - V - Các lớp tập huấn bồi dưỡng.

Các lớp tập huấn bồi dưỡng.

Năm học 2021-2022.

- Tập huấn dạy học trực tuyến đối với giáo viên trung học:
    + 13h30: ngày 30/09/2021 và 07/10/2021

0141 - V - Các sản phẩm web, blog, kênh youtube giáo dục của thành viên.

 Các sản phẩm 
web, blog, kênh youtube giáo dục của thành viên.

- Trang HĐBM Tin học tỉnh AG:
                         https://www.hdbmtinhoc.info/

- Trang HĐBM Tin học  huyện Thoại Sơn:

                        https://hdbmtinhocts.blogspot.com/

- Kênh youtube Thầy Nguyễn Thanh Tịnh THCS TT Phú Hòa:

            https://www.youtube.com/c/ThanhTịnhNguyễn_Tinhoc

- Trang blog Thầy Ngô Đình Cẩn THCS TT Phú Hòa: 

                                    https://ngocan1991.blogspot.com/

- Trang blog Cô Trần Thị Mỹ Loan THCS TT Núi Sập:

                        https://tinhockhoithcs.blogspot.com


0140 - V - Các trang web Tin học phục vụ nghiên cứu, học tập.

Các trang web Tin học
phục vụ nghiên cứu, học tập.

- Trang Cộng đồng Arduino Việt Nam: http://arduino.vn/


tiếp tục cập nhật....
Các bạn có trang web nào hữu ich cho việc nghiên cứu học tập Tin học, giáo dục. Xin gửi về BQT. 
Xin cảm ơn.

0139 - V - Tài liệu chuyên ngành Tin học.

 Tài liệu chuyên ngành Tin học.

- Hướng dẫn sử dụng MS Teams.

- Kỹ năng CNTT trong dạy học trực tuyến.


Đang cập nhật thêm....

0138 - V - Chuyên đề HĐBM qua các năm.

 Chuyên đề HĐBM qua các năm.

 

Năm học 2019-2020:

    HĐBM Tin học TS:

   - Chuyên đề 2: Phần mềm quản lý Phòng máy NetSupport School, Dự kiến 14/11/2019 tại THCS Vĩnh Trạch.
   - Chuyên đề 3: Đổi mới phương pháp dạy học 04/06/2020 tại THCS Vĩnh Khánh.

Năm học 2020-2021:

    HĐBM Tin học TS:

    - Chuyên đề 1: Lập trình Arduino. 24/12/2020 tại THCS TT Phú Hòa.
     - Chuyên đề 2: Các công cụ hỗ trợ bài giảng E-learning 21/01/2021
     - Chuyên đề 3: Lập trình SCRATCH. 18/03/2021 tại THCS Thoại Giang.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

0137 - IV - Pascal căn bản - Tin học 8.

 Pascal căn bản 
Tin học 8.
Xây dưng theo SGK Tin học 8. NXB ĐHSP TP HCM. 

Tên các video
Mời các bạn click vào để xem

Mô tả nội dung

Tin học 8 - Chủ đề 2: 1/3
- Thuật toán là gì?
- Có mấy cách mô tả thuật toán?
   + Mô tả thuật toán theo cách liệt kê các bước.
   + Mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối.
- Dạng cấu trúc tuần tự.
Tin học 8 - Chủ đề 2:  2/3
Mô tả tình huống thỏ con tung đồng xu
- Và đây cũng là cấu trúc rẽ nhánh.
Tin học 8 - Chủ đề 2: 3/3
- Mô tả tình huống thỏ con nuôi heo đất
- Và đây cũng là cấu trúc rẽ lặp.

 Đang cập nhật ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0136 - IV - Internet và Power Point căn bản - Tin học 9.

Internet và Power Point căn bản
Tin học 9.


Tên các video
Mời các bạn click vào để xem

Mô tả nội dung

Tin học 9 - BTTH1
- Các trình duyệt web phổ biến.
- Giao diện và cách sử dụng.
- Đặt trang chủ.
- Lịch sử truy cập.
- Đánh dấu trang.
Tin học 9 - BTTH1

 - Hướng dẫn cách tạo tài khoản gmail.

 Đang cập nhật ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0135 - IV - Word căn bản - Tin học 6.

 Word căn bản 
Tin học 6.


Tên các video
Mời các bạn click vào để xem

Mô tả nội dung

Đang cập nhật ...


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0134 - IV - Excel cơ bản - Tin học 7.

Excel cơ bản
Tin học 7

 

Tên các video
Mời các bạn click vào để xem

Mô tả nội dung

Tim hiểu về bảng tính và trang tính

- Màn hình làm việc của Excel.

- Phân biệt bảng tính và trang tính.

Các thao tác với trang tính

Tin học 7 - Chủ đề 2: 1/2

- Các dạng dữ liệu ký tự, số, ngày tháng..

- Chọn các định dạng cho các loại này.
- Canh lề.

Các thao tác với trang tính

Tin học 7 - Chủ đề 2: 1/2

- Nhập và sửa xóa dữ liệu.

- Di chuyển trên trang tính.
- Thay đổi độ rộng của cột và độ cao hàng của hàng.
- Chọn các đối tượng trên trang tính
- Chèn thêm hoặc xóa hàng cột.

Các thao tác với bảng tính

Tin học 7 - Chủ đề 2: 1/2

- Tạo bảng tính mới.

- Lưu bảng tính.
- Mở bảng tính đã có.
- Đóng bảng tính.
- Đóng phần mềm bảng tính.

Thực hành 1 theo mẫu - theo yêu cầu

- Lưu ý về cách gõ tiếng Việt.

- Chọn Font chữ cho ô, cho bảng.
- Yêu cầu lưu, đóng và mở lại bảng tính.

Thực hành 2 theo mẫu - theo yêu cầu

(BTTH1)

-  Định dạng kiểu dữ liệu cho các cột ô.
- Điều chỉnh kích thước ô.
- Tách gộp ô tính.

Định dạng trang tính

- Các nhóm lệnh định dạng.

- Định dạng ký tự.
- Định dạng đường viền ô khối.
- Căn lề trong ô.

 Đang cập nhật...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0133 - III - Links các trang web tiện ích dạy học.

 Links các trang web tiện ích dạy học.

★ Trang web random tên ngẫu nhiên: 

        https://wheelofnames.com

    - Copy một danh sách dán vào sau đó nhấp chuột, vòng tròn sẽ quay và ngừng lại ngẫu nhiên ở một tên. Có thể loại tên đó ra khỏi danh sách chơi và đưa vào danh sách loại.

★ Trang web câu hỏi trắc nghiệm Kahoot:

        Trang biên soạn: https://kahoot.com/

        Trang tham gia trả lời: https://kahoot.it/

★ Trang web câu hỏi trắc nghiệm Quizziz:

        Trang biên soạn: https://quizizz.com/

        Trang tham gia trả lời: https://quizizz.com/join

★ Trang web câu hỏi Menti:

        Trang biên soạn: https://www.mentimeter.com/

        Trang tham gia trả lời: https://www.menti.com/

★ Trang web công cụ hợp tác:

        Trang chủ: https://padlet.com

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

0132 - II - TH9 - BTTH1: Làm việc với trình duyệt Web.

Bài tập thực hành 1: 
Làm việc với trình duyệt Web.

Câu 1: Tìm kiếm thông tin trên Internet.

Câu 2: Tìm kiếm nâng cao trên Internet.


    - Tìm kiếm chính xác từ khóa: để từ khóa trong ngoặc kép.

    - Tìm kiếm loại trừ từ khóa: thêm dấu trừ phía trước từ khóa.

    - Tìm thông tin trên một trang web nhất định ta nhập:

         site: <Địa chỉ trang web> <cụm từ cần tìm>.

    - Tìm các từ ngữ có liên quan: thêm dấu ~ trước từ khóa.

    - Tìm kiếm theo định dạng tệp tin: filetype: 

            Ví dụ: filetype: docx mạng Internet.

    - Tìm kiếm định nghĩa theo từ: define: 

            define: từ cần định nghĩa.

Câu 3: Soạn và gửi thư điện tử.

💖 Click xem video hướng dẫn tạo tài khoản gmail.


💖 Click xem video hướng dẫn sử dụng gmail.


Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

0131 - II - TH7 - BTTH4: Bài tập thực hành tổng hợp

Bài tập thực hành 4:
Bài tập thực hành tổng hợp

Đang cập nhật...

0130 - II - TH7 - BTTH3: Sử dụng hàm để tính toán

Bài tập thực hành 3:
Sử dụng hàm để tính toán

Đang cập nhật...


0129 - II - TH7 - Chủ đề 4: Sử dụng các hàm để tính toán.

 Chủ đề 4: 
Sử dụng các hàm để tính toán.

1. Hàm trong bảng tính.

    Trong phần mềm bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Sử dụng các hàm có sẳn giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn.

    Các hàm trong Excel có cú pháp chung như sau:

        TÊN HÀM([Đối số 1], [Đối số 2], ..., [Đối số n])

    - TÊN HÀM: mỗi hàm có một tên riêng, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

    Ví dụ: Hàm tính tổng có tên là SUM.

    - Đối số: có thể là số, kí tự, địa chỉ ô, địa chỉ khối, ... Các đối số ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy (,) hoặc dấu chấm phẩy (;)tùy vào thiết lập trong Control Panel.

    Ví dụ: SUM(2,3,4) thì các đối số là 2,3,4

    - Kết quả trả về: là kết quả trả về sau khi thực hiện hàm.

    Ví dụ: Kết quả sau khi thực hiện SUM(2,3,4) là 9.

    Để sử dụng hàm, em cần nhập hàm đó vào một ô theo cách tương tự như nhập một công thức tính toán.

💖 Click xem video hướng dẫn.

2. Tìm hiểu một số hàm thông dụng.

    - Hàm tính tổng:
                SUM(number1, [number2],...)

    - Hàm tính trung bình cộng:

                AVERAGE(number1, [number2],...)

    - Hàm xác định giá trị lớn nhất

                MAX(number1, [number2],...)

    - Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

                MIN(number1, [number2],...)

💖 Click xem video hướng dẫn.

* Trải nghiệm.

* Bài tập:

0128 - II - TH7 - BTTH2: Tính toán trên trang tính

 Bài tập thực hành 2: 
Tính toán trên trang tính

Đang cập nhật...

0127 - II - TH7 - Chủ đề 3: Tính toán trên trang tính.

 Chủ đề 3: 
Tính toán trên trang tính.

1. Phép toán và cài đặt công thức tính toán.

    - Các phép toán thường được sử dụng trong công thức tính toán của phần mềm bảng tính như:
    + Phép toán số học: phép tính phần trăm, phép lũy thừa, phép nhân, phép chia, phép cộng, phép trừ.
    + Phép toán so sánh: lớn hơn, lớn hơn hoặc bằng, bé hơn, bé hơn hoặc bằng, bằng, khác.

    Các em tham khảo thêm.

    - Công thức tính toán:

    Công thức được cài đặt để tính toán bao gồm các con số, phép toán hoặc các hàm và địa chỉ ô.
        Ví dụ: A3-3, 5+10*2.

    - Nhập công thức vào ô tính:

    Nhập công thức vào ô tính bắt đầu là dấu =, tiếp theo đó là công thức tính toán, cuối cùng em nhấn enter để xem kết quả.
    Ví dụ: Chọn ô C2, gõ =5+10, nhấn enter để xem kết quả.

💖 Xem video minh họa.

2. Sử dụng địa chỉ ô như thế nào?

    Có thể thực hiện tính toán bằng các địa chỉ ô trong công thức, khi dữ liệu trên trang tính thay đổi thì các công thức này sẽ tự động cập nhật và tính ra kết quả mới.

    Lưu ý: Để địa chỉ ô được chính xác, hãy nháy chọn ô đó thay vì gõ địa chỉ ô.

💖 Xem video minh họa.

3. Sao chép công thức:

    Bước 1: Chọn ô cần chép.
    Bước 2: Chọn copy.
    Bước 3: Dán vào ô hoặc khối ô cần thiết.

    Lưu ý: Sau khi chép công thức, các địa chỉ ô trong công thức sẽ được tự động điều chỉnh thích hợp để công thức tại vị trí mới vẫn đúng.

💖 Xem video minh họa.


0127 - II - TH7 - BTTH1: Làm quen với phần mềm bảng tính Excel

 Bài tập thực hành 1: 
Làm quen với phần mềm bảng tính Excel

    Thực hành trên Smartphone, nếu HS không có máy tính bàn.












0126 - II - TH7 - Chủ đề 2: Làm việc với trang tính.

 Chủ đề 2: 
Làm việc với trang tính.

1. Các dạng dữ liệu trên trang tính.

    Hai dạng dữ liệu thường dùng trên trang tính là dữ liệu số và dữ liệu kí tự.

    - Dữ liệu số:    

    + Giá trị là: Chữ số. Dấu (-) chỉ số âm, dấu (%) chỉ tỉ lệ phần trăm.
    + Mặc định là canh lề phải.

    - Dữ liệu kí tự:    

    + Giá trị là: Chữ cái. 
    + Mặc định là canh lề trái.

2. Thao tác với trang tính.

    💖click xem video hướng dẫn mục 1, 2 và ghi chú các thao tác sau vào tập

    - Nhập và sửa dữ liệu.
    - Di chuyển trên trang tính.
    - Thay đổi độ rộng cột và độ cao hàng.
    - Chọn các đối tượng trên trang tính.
    - Chèn thêm hoặc xóa cột/ hàng.

3. Thao tác với trang tính.

💖click xem video hướng dẫn mục 3 và ghi chú các thao tác sau vào tập.

    - Tạo bảng tính mới.
    - Lưu bảng tính.
    - Mở bảng tính đã có.
    - Đóng bảng tính.
    - Đóng phần mềm bảng tính.

* Trãi nghiệm.


0125 - II - TH7 - Chủ đề 1: Phần mềm bảng tính.

 Chủ đề 1: 
Phần mềm bảng tính.

1. Tìm hiểu về phần mềm bảng tính.

    Phần mềm bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin (thường gọi là dữ liệu cần xử lí) dưới dạng biểu bảng, thực hiện các tính toán, giúp làm nổi bật dữ liệu bằng các biểu đồ và đồ thị nhiều màu sắc.

    Các em hãy tìm hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của Excel.

2. Bảng tính và trang tính là gì?

    - Bảng tính còn gọi là tập tin bảng tính. 
    - Trang tính có dạng biểu bảng, gồm các hàng và cột, là vùng làm việc chính của bảng tính. Tên trang tính có thể thay đổi và trang tính hiện hành là trang tính được hiện sáng phần tên này.

    - Một trang tính gồm có các thành phần sau:

    + Cột (Column) được đánh thứ tự liên tiếp từ trái sang phải bằng các chữ cái bắt đầu từ A, B, C, ...
    + Hàng (Row) được đánh thứ tự liên tiếp từ trên xuống dưới bằng các chữ số bắt đầu từ 1, 2, 3, ...
    + Ô (Cell) còn gọi là ô tính, là giao của một cột và một hàng. Ô tính dùng để chứa dữ liệu hoặc cài dặt công thức tính toán của trang tính. Ví dụ: ô A6.
    + Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Ví dụ: khối B2:D4.






0124- II - TH8 - Ôn tập thực hành.

 Ôn tập thực hành.

0123- II - TH8 - BTTH2: Viết chương trình giải bài toán tin học

 BTTH2: 
Viết chương trình giải bài toán tin học

0122- II - TH8 - Bài tập ôn tập.

 Bài tập ôn tập.

0121- II - TH8 - BTTH1: Bước đầu giải bài toán tin học.

 BTTH1: 
Bước đầu giải bài toán tin học.


Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

0120 - II - TH8 - Chủ đề 6: Cấu trúc rẽ nhánh.

 Chủ đề 6: Cấu trúc rẽ nhánh.

1. Thế nào là cấu trúc rẽ nhánh:

    Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không.

    Có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh: dạng thiếu và dạng đủ.

2. Tìm hiểu về các phép toán liên quan đến biểu thức điều kiện:

    Các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn điều kiện.

    Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn, ngược lại thì điều kiện không được thỏa mãn.

3. Các dạng câu lệnh điều kiện và cú pháp:

    - Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
        + Cú pháp:
                If <điều kiện> then <câu lệnh>;
        + Sơ đồ khối:
        + Hoạt động:
        Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh. Ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.

- Câu lệnh điều kiện dạng đủ:

        + Cú pháp:
                If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
        + Sơ đồ khối:
        + Hoạt động:
        Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1. Ngược lại, câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.

        Lưu ý: Trước từ khóa else không có dấu chấm phẩy (;)

0184. Tin học 8 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023.

 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023. TIN HỌC 8. Đang tải…