Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

0154 - TH - PMHT: Sử dụng công cụ hợp tác Padlet.

Phần mềm học tập:
Sử dụng công cụ hợp tác Padlet.

💖 xem video hướng dẫn tạo và sử dụng Padlet - công cụ hợp tác làm việc nhóm hiệu quả.

Hoạt động 1: GV tạo một hoạt động đi tìm đồng đội. Các HS tự chia nhóm với số lượng do GV chỉ định. 

    + GV chuyển link Padlet của lớp đến HS, yêu cầu HS đăng bài theo với nội dung là Tên nhóm + hình đại diện + các thành viên trong nhóm, phân rõ nhóm trưởng, thư ký và thành viên.
    + HS hoạt động nhóm và đăng bài theo theo yêu cầu trên.

Hoạt động 2:     Mỗi nhóm HS tạo một trang Padlet. GV vào nhận xét. các nhóm vào Padlet của nhau đăng với nội dung: Nhận xét về trang Padlet của bạn.


Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

01053 - II - TH6 - CĐ E - Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản

Chủ đề E
Bài 2: Trình bày trang, 
định dạng và in văn bản

1. Khám phá cách thực hiện định dạng đoạn:

    - Đoạn văn bản là một hay một số dòng văn bản được viết giữa hai ký tự ngắt dòng.
    - Các thuộc tính định dạng đoạn văn bản thường dùng là: kiểu căn lề, độ dãn dòng, độ dãn đoạn.
    - Định dạng đoạn hợp lý sẽ làm cho văn bản được trình bày đẹp hơn vì các dòng và các đoạn được dãn cách phù hợp, văn bản được căn biên đều hai bên cũng đẹp hơn.

2. Tìm hiểu về định dạng trang:

    - Định dạng trang là xác định lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang văn bản.

 

    - Các bước định dạng trang văn bản:

    + Bước 1: Đặt con trỏ chuột vào vị trí bất kỳ trong văn bản.
    + Bước 2: Nháy chuột vào dải lệnh Page Layout.
    + Bước 3: Trong nhóm lệnh Page Setup, nháy chuột vào Margins và chọn mẫu lề phù hợp.

3. In văn bản:

    Các bước in văn bản:

    - Bước 1: Chọn lệnh File trên thanh bảng chọn.
    - Bước 2: Chọn lệnh Print.
    - Bước 3: Bảng in hiện ra, điền đầy đủ số bản in, chọn tên máy in và phạm vi in.
    - Bước 4: Ra lệnh in bằng nút lệnh Print.


GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01052 - II - TH6 - CĐ E - Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

Chủ đề E
Bài 1: Tìm kiếm và thay thế 
trong soạn thảo văn bản

1. Công cụ tìm kiếm và thay thế:

    - Công cụ Tìm kiếm giúp nhanh chong định vị được một cụm từ cho trước ở những vị trí nào trong văn bản.
    - Công cụ Thay thế giúp nhanh chóng tìm và chỉnh sửa một cụm từ bất kỳ trong văn bản, đặc biệt là khi cụm từ đó xuất hiện nhiều lần trong văn bản dài.
    

2. Tìm hiểu cách sử dụng công cụ Tìm kiếm:

    Các bước thực hiện tìm kiếm một cụm từ cho trước:

    - Bước 1: Nháy chuột vào lệnh Find trong dải lệnh Home.
    - Bước 2: Trong ô Search Document của vùng Navigation nhập cụm từ cần tìm kiếm.
    - Bước 3: Xem kết quả tìm thấy trong vùng Navigation.
    - Bước 4: Nháy chuột vào từng cụm từ tìm thấy trong hộp thoại Navigation để định vị con trỏ đến cụm từ đó trong trang văn bản.
    - Bước 5: Náy nút ở bên phải để kết thúc tìm kiếm.
    Ví dụ: Tìm kiếm các bạn học sinh khối 6 có ngày sinh 02/09.

3. Tìm hiểu cách sử dụng công cụ Thay thế:

    Các bước thực hiện thay một cụm từ trong văn bản:

    - Bước 1: Nháy chuột vào lệnhHộp thoại Find and Replace xuất hiện.
    - Bước 2: Nhập cụm từ cần tìm vào ô Find what.
    - Bước 3: Nhập cụm từ cần thay thế vào ô Repalce with.
    - Bước 4: Nếu tìm thấy, thực hiện tìm tiếp theo ba nút Replace, Replace All, Find Next.
    
GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01051 - II - TH6 - CĐ D - Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet

Chủ đề D
Bài 3: Thực hành 
phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet

1. Phòng ngừa một số tác hại khi tham gia Internet:

    Bài 1. Nhận diện thông điệp quảng cáo hay mang nội dung xấu

    * Nhận diện thông điệp quảng cáo:
    - Gửi từ địa chỉ lạ, tiêu đề thư xưng hô chung chung (bạn thân mến, quý khách,...) và lời mời chào hấp dẫn.
    * Nhận dạng thông điệp hoàn hảo:
    - Thông thường kẻ xấu sẽ đưa ra mồi nhử hấp dẫn (may mắn trúng thưởng, tri ân khách hàng,...), nếu bạn nhân nổi lòng tham thì thực hiện các bước tiếp theo là yêu cầu đăng nhập (chiếm đoạt tài khoản) hoặc yêu cầu đóng phí qua bưu điện (chiếm đoạt tiền).
    - Kẻ xấu cũng có thể giả danh công an, bưu điện, ngân hàng đe dọa nạn nhân, nếu nạn nhân tỏ ra sợ hãi thì buộc họ tiết lộ thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.

 

 2. Sử dụng phần mềm diệt virus:

    Bài 2. Thực hiện diệt virus bằng một phần mềm

    Học sinh kích hoạt, sử dụng và quan sát hoạt động của phần mềm diệt virus BKAV, Micrsoft Security Essentials.

3. Tạo mật khẩu mạnh:

    Bài 3. Tạo và kiểm tra độ mạnh của mật khẩu

    Tìm cho mình một mật khẩu mạnh rồi kiểm tra độ mạnh của nó với các công cụ kiểm tra độ mạnh của mật khẩu như The Password Meter của Microsoft cung cấp.

GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01050 - II - TH6 - CĐ D - Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin

Chủ đề D
Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp 
khi sử dụng thông tin

1. Thông tin cá nhân và tập thể:

    Không được tùy tiện sử dụng thông tin cá nhân hay tập thể nếu không được phép. Những thông tin này được pháp luật bảo vệ.
    

2. Bảo vệ thông tin cá nhân:

    - Cài đặt phần mềm chống virus để bảo vệ máy tính khỏi bị đánh cắp thông tin.
    - Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của mình.
    - Không nhập mật khẩu khi có người xung quanh nhìn trộm hoặc máy không ở chế độ ẩn mật khẩu.
    - Sử dụng mật khẩu mạnh (ít nhất 8 ký tự gồm chữ hoa, chữ thường, chữ số, ký hiệu đặc biệt).

3. Chia sẻ thông tin một các an toàn:

    - Cần chọn lọc thông tin để tránh thông tin sai sự thật, thông tin giả mạo, thông tin có nội dung xấu.
    - Tránh vi phạm bản quyền.

GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01049 - II - TH6 - CĐ D - Bài 1: Mặt trái của Internet

Chủ đề D
Bài 1: Mặt trái của Internet

1. Virus máy tính:

    - Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một loại phần mềm có khả năng tự nhân bản và lây lan qua các thiết bị lưu trữ trung gian hoặc qua mạng.
    - Phần mềm diệt virus là công cụ hữu hiệu để phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ virus máy tính.

2. Một số tác hại khi tham gia Internet:

    - Do truy cập vào các trang web lạ, tải về máy các tệp không có độ tin cậy.
    - Lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần dần mất đi năng lực sáng tạo và ghi nhớ do quá ỷ lại vào công cụ tìm kiếm.
    - Nghiện Internet, xao nhãng học hành, không hòa nhập cuộc sống.
    - Bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu, thông tin độc hại, trái với thuần phong mỹ tục; bị lây nhiễm bởi lối sống thiếu lành mạnh; trở thành nạn nhân của tội phạm trên Internet,...

3. Phòng ngừa tác hại khi tham gia Internet:

    - Không mở những email gửi từ địa chỉ lạ.
    - Không sử dụng Internet quá 2 giờ mỗi ngày.
    - Cố gắng tìm cách giải quyết thay vì tìm kiếm sự trợ giúp từ Internet.
    - Truy cập những trang web nghiêm túc và lành mạnh.

GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01048 - II - TH6 - CĐ C - Bài 6: Thực hành sử dụng thư điện tử

Chủ đề C
Bài 6: Thực hành sử dụng thư điện tử

1. Tạo tài khoản thư điện tử:

    Bài 1: Tạo tài khoản thư điện tử trong Gmail

    - Bước 1: Truy cập website gmail.com của dịch vụ Gmail.
    - Bước 2: Chon mục Tạo tài khoản, điền đầy đủ thông tin và chọn Tiếp theo.
    - Bước 3: Tiếp tục điền đầy đủ thông tin trong các cửa sổ sau đó. Chọn Đồng ý cho mục Điều khoản riêng tư và bảo mật để đảm bảo an toàn cho email vừa tạo.

2. Đăng nhập, soạn và gửi thư điện tử:

    Bài 2: Soạn và gửi thư điện tử trong Gmail

    - Bước 1: Đăng nhập địa chỉ email và mật khẩu
    - Bước 2: Soạn và gửi thư
    => Chú ý:
    - Email đã soạn nhưng chưa gửi sẽ được tự động lưu vào mục Thư nháp.
    - Có thể gửi đến nhiều địa chỉ người nhận đồng thời và gửi tệp đính kèm.


3. Đọc, trả lời và chuyển tiếp thư điện tử:

    Bài 3: Nhận và trả lời thư điện tử trong Gmail

    a) Đọc và trả lời email

    - Bước 1: Chọn Hộp thư đến và mở thư cần đọc
    - Bước 2: Chọn mục Trả lời, soạn nội dung trong cửa sổ trả lời thư và chọn Gửi.

    b) Chuyển tiếp email

    - Bước 1: Mở thư cần đọc.
    - Bước 2: Chọn mục Chuyển tiếp, nhập các địa chỉ email của những người nhận, soạn thêm nội dung thư (nếu cần) và chọn Gửi.

4. Đăng xuất hộp thư:

    Bài 4: Đăng xuất hộp thư điện tử trong Gmail

    Tại cửa sổ hộp thư Gmail, nháy chuột vào ảnh ở gốc trên bên phải để xuất hiện cửa sổ đăng xuất tài khoản thư, chọn nút Đăng xuất.
    
GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01047 - II - TH6 - CĐ C - Bài 5: Giới thiệu thư điện tử

Chủ đề C
Bài 5: Giới thiệu thư điện tử

1. Thư điện tử:

    - Thư điện tử là phương tiện gửi và nhận thông tin qua mạng máy tính.
    - Thông điệp thư là văn bản số hóa và có thể đính kèm tệp.
    - Địa chỉ email có dạng: <tên đăng nhập>@<địa chỉ dịch vụ email>
    + <tên đăng nhập>: gồm các chữ cái (không có dấu), chữ số và dấu chấm, được viết liền nhau, không chứa dấu cách.
    + <địa chỉ dịch vụ email>: giống như một địa chỉ website, để truy cập đến trang web của dịch vụ email.
 
     - Các mục chính trong cấu trúc mẫu của thư điện tử bao gồm:
    + Địa chỉ email của người gửi và những người nhận (bắt buộc phải có).
    + Chủ đề email (không bắt buộc nhưng nên có).
    + Nội dung email (không bắt buộc nhưng nên có) là những gì người gửi viết để chuyển đến cho người nhận.
    + Tệp đính kèm (không bắt buộc, tùy người gửi thư có muốn gửi tệp hay không). Tệp có thể chứa văn bản, âm thanh, hình ảnh, video.
    

2. Lợi ích của thư điện tử:

    - Soạn và gửi thư điện tử rất nhanh, gửi bất cứ đâu miễn có kết nối mạng.
    - Có nhiều dịch vụ email được cung cấp miễn phí.
    - Tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.
    - Có thể gửi một thư điện tử cho nhiều người cùng lúc.
    - Có thể gửi kèm lượng thông tin lớn và đa dạng.

3. Mặt trái và lưu ý khi sử dụng thư điện tử:

    - Thư có thể chứa virus làm cho máy tính và các thiết bị điện tử bị lây nhiễm virus.
    - Có những thư giả mạo, thư lừa đảo.
    - Thư rác gửi tới nhiều mất thời gian, công sức lọc

4. Sử dụng thư điện tử:

    a) Tạo tài khoản thư điện tử:

    - Bước 1: Truy cập vào website dịch vụ thư điện tử (Gmail, Yahoo,..) để đăng ký tạo một hộp thư mới.
    - Bước 2: Khai báo các thông tin cần thiết vào mẫu đăng ký như tên truy cập, mật khẩu,..
    - Bước 3: Theo các chỉ dẫn tiếp để hoàn thành việc đăng ký hộp thư.
    b) Đăng nhập, nhận và gửi thư:

    * Đăng nhập:

    - Bước 1: Truy cập website của dịch vụ thư điện tử (gmail.com, yahoo.com,...).
    - Bước 2: Gõ tên đăng nhập và mật khẩu.
    - Bước 3: Nháy chuột vào nút đăng nhập để mở hộp thư.

    * Nhận thư:

    - Xem danh sách các thư đã nhận và được lưu trong hộp thư đến.
    - Mở và đọc nội dung một thư cụ thể.

    * Gửi thư:

    - Bước 1: Nháy chuột vào Soạn thư để soạn một thư mới.
    - Bước 2: Gõ địa chỉ người nhận và ô người nhận.
    - Bước 3: Soạn nội dung thư (đính kèm tệp tin).
    - Bước 4: Nháy chuột vào nút Gửi để gửi thư.
    

GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01046 - II - TH6 - CĐ C - Bài 4: Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet

Chủ đề C
Bài 4: Thực hành 
Tìm kiếm thông tin trên Internet

1. Tìm thông tin hỗ trợ học tập:

    Bài 1. Tìm thông tin hỗ trợ học môn địa lý:
    Bước 1: Tìm kiếm thông tin
    - Mở trình duyệt web và chọn máy chủ tìm kiếm https://google.com
    - Tại ô tìm kiếm gõ từ khóa tìm kiếm "biến đổi khí hậu ở Việt Nam"
    
 
     - Lựa chọn các kết quả tìm kiếm trong danh sách các trang web kết quả.
    Bước 2: Tóm tắt về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
    - Soạn thảo nội dung tóm tắt được.
    - Nếu muốn sao chép đoạn văn bản hoặc hình ảnh nào đó trên trang web và ghi vào tệp thì thực hiện thao tác sao chép như trong soạn thảo thông thường.
    - Lưu tệp tóm tắt với tên có phần chính là Bài tập Địa lý.

2. Tìm thông tin hỗ trợ giải trí:

    Bài 2. Tìm thông tin hỗ trợ giải trí theo sở thích
    Thực hành theo nhóm, mỗi nhóm chọn và thực hiện một trong các yêu cầu sau:

    - Yêu cầu 1: Ba địa điểm tham quan của thành phố Hạ Long

    + Vịnh Bái Tử Long
    + Khu di tích Yên Tử
    + Bán đảo Tuần Châu

    - Yêu cầu 2: Tìm bài hát em yêu thích

    + Bài hát: Bụi phấn.
    + Tác giả: Nguyễn Doãn Hiếu.
    + Ca sĩ biểu diễn: Đang Trường.

    - Yêu cầu 3: Bộ phim yêu thích

    + Bộ phim: Ngôi nhà hạnh phúc
    + Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng
    + Diễn viên chính: Minh Hằng, Lam Trường, Lương Mạnh Hải, Thủy Tiên.

GVBM: Ngô Đình Cẩn

01045 - II - TH6 - CĐ C - Bài 3: Giới thiệu máy tìm kiếm

Chủ đề C
Bài 3: Giới thiệu máy tìm kiếm

1. Tìm kiếm thông tin trên Internet:

    - Tìm kiếm thông tin trên các trang web là hoạt động thường ngày.
    - Thông tin tìm được và nên tìm trên Internet là thông tin thông dụng nhiều người quan tâm.
    - Thông tin không tìm được là những thông tin riêng, ít người quan tâm.
    - Để tìm kiếm thông tin trên Internet thì cần có phần mềm hỗ trợ là máy tìm kiếm.

2. Máy tìm kiếm:

    - Máy tìm kiếm (search engine) là một hệ thống phần mềm cho phép người dùng Internet tìm kiếm thông tin trên WWW.
    - Một số máy tìm kiếm phổ biến và các địa chỉ website tương ứng:
        + Google: https://google.com
        + Yahoo: https://yahoo.com
        + Cốc Cốc: https://coccoc.com/search
    - Sử dụng máy tìm kiếm để có thể khai thác được nguồn thông tin phong phú, đa dạng. Việc tìm kiếm sẽ nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả.

3. Tìm thông tin bằng máy tìm kiếm:

    - Các bước tìm kiềm thông tin bằng máy tìm kiếm:

    + Mở trình duyệt web.
    + Nhập địa chỉ máy tìm kiếm.
    + Nhập từ khóa tìm kiếm.
    + Lựa chọn kết quả tìm kiếm.

    - Các máy tìm kiếm chủ yếu dùng từ khóa để tìm kiếm. Kết quả thu nhận được là danh sách các trang web có nội dung liên quan nhiều đến từ khóa. Ngoài ra, nhiều máy tìm kiếm cho phép tìm kiếm bằng hình ảnh hoặc tiếng nói.

GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01044 - II - TH6 - CĐ C - Bài 2: Truy cập thông tin trên Internet

Chủ đề C
Bài 2: Truy cập thông tin trên Internet

1. World Wide Web:

    - World Wide Web (WWW) là hệ thống các website có liên kết với nhau trên Internet.
    - WWW tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm và thu thập thông tin. WWW còn giúp chúng ta chia sẻ suy nghĩ và khám phá của mình với mọi người.

2. Trình duyệt web:

    - Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng để truy cập vè xem nội dung của website.

    - Một số trình duyệt web thông dụng hiện nay: Google Chrome, Mozilla Firefox, Cốc Cốc, Safari, Microsoft Edge,...


GVBM: Ngô Đình Cẩn.

01043 - II - TH6 - CĐ C - Bài 1: Thông tin trên Web

Chủ đề C
Bài 1: Thông tin trên Web

1. Khám phá website:

    - Website là tập hợp các trang web (web page) có liên quan đến nhau và được gắn cùng một địa chỉ.
    - Mỗi website có một địa chỉ website riêng.
    Ví dụ: 
        + website Bộ Giáo dục: https://moet.gov.vn
        + website báo Thiếu niên Tiền phong: http://thieunien.vn

2. Siêu văn bản và siêu liên kết:

    - Siêu liên kết (hyperlink) là đường dẫn đến vị trí của đoạn văn bản/ trang web cần truy cập đến (trỏ chuột vào xuất hiện hình bàn tay), giúp ta chuyển đến ngay một đoạn tìa liệu hoặc một trang web khác chauws những thông tin liên quan.
    - Siêu văn bản (hypertext) là đoạn văn bản hoặc hình ảnh chứa siêu liên kết, nó thực chất cũng là một trang web.

GVBM: Ngô Đình Cẩn.

0184. Tin học 8 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023.

 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023. TIN HỌC 8. Đang tải…