Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

IV.3. Kỹ năng sống

Kỹ năng sống - mục lục.

(nguồn sưu tầm - VTC4 - TGM
Chuyên gia đào tạo: Vũ Đức Trí Thể)

Mời các bạn click vào để xem.

1. Niềm tin.
2. Xác định mục tiêu.
3. Lập kế hoạch học tập.
4. Thói quen đọc tốt.
5. Hiểu về bộ não để học tốt hơn.
6. Bí quyết rèn luyện bộ não.
7. Lòng tự trọng.
8. Nâng cao năng lực cảm xúc.
9. Tầm quan trọng của tình bạn.
10. Ý nghĩa thực sự của việc học.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

II. 2. Bài tập thực hành Tin học 7 HKI 1.

Bài tập thực hành Tin học 7 HKI

1. Bài tập 1:

Câu 1
 
Khởi động chương trình bảng tính và thực hiện:
a.Nhập trang tính và chỉnh sửa theo mẫu sau: (4 điểm)




b. Tính tổng giá trị sản xuất từng năm của các ngành.(1.5 điểm)
c. Tính giá trị sản xuất trung bình của từng ngành, sử dụng hàm để tính. .(1.5 điểm)
d. Tính giá trị sản xuất lớn nhất từng ngành trong các năm. .(1.5 điểm)
e. Tính giá trị sản xuất nhỏ nhất từng ngành trong các năm. .(1.5 điểm)

Lưa bảng điểm với tên em cùng tên lớp


Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

II.3. Ngân hàng câu hỏi Tin hoc 8 HKI TK2

Ngân hàng câu hỏi Tin hoc 8 HKI

Tham khảo 2

II.3. Ngân hàng câu hỏi Tin hoc 8 HKI

Ngân hàng câu hỏi Tin hoc 8 HKI
Tham khảo 1.

Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Câu 1. Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính là?
A. Ngôn ngữ dịch                                         B. Ngôn ngữ chương trình
C. Ngôn ngữ lập trình                                  D. Ngôn ngữ máy

Câu 2: Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ được viết dưới dạng:
            A. Ngôn ngữ tiếng Anh                                B. Các dãy bit
            C. Ngôn ngữ dễ hiểu                                    D. Trình biên dịch

Câu 3: Hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây:
A. Dãy bit gồm 2 số 0 và 1.
B. Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
C. Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách không tuần tự.
D. Chương trình dịch là chương trình dùng để dịch những chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.

Câu 4. Chương trình dịch dùng để làm gì?
            A. Để chuyển chương trình từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên
            B. Để chuyển chương trình từ ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ lập trình
            C. Để chuyển chương trình từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình
            D. Để chuyển chương trình từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy


Tự luận:
Câu 1: Chương trình máy tính là gì? Các bước tạo ra chương trình máy tính.


Chủ đề 2: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN

Câu 1: Xác định bài toán là xác định:
            A. Ngôn ngữ  viết chương trình                  B. Giả thiết
            C. Kết luận                                                  D. INPUT và OUTPUT

Câu 2: Quá trình giải bài toán trên máy tính là:
A. Xác định bài toán 🡪 Biểu diễn thuật toán 🡪  Viết chương trình.
B. Xác định bài toán 🡪  Biểu diễn dãy bit 🡪  Viết chương trình.
C. Xác định bài toán 🡪  Tính toán 🡪 Viết chương trình.
D. Xác định bài toán 🡪  Viết chương trình.

Câu 3. Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?
            A. 5
            B. 3
            C. 2
            D. 4

Câu 4. Khi biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối, hình elip có ý nghĩa là gì?
            A. Thể hiện thao tác bắt đầu, kết thúc
            B. Quy định trình tự thực hiện các thao tác 
            C. Thể hiện thao tác tính toán
            D. Thể hiện thao tác nhập, xuất dữ liệu


Tự luận:
Câu 1: Quá trình giải một bài toán trên máy tính là gì?
Câu 2: Thuật toán là gì? Để mô tả thuật toán ta có thể dùng cách gì?
Câu 3:  Hãy xác định bài toán tính chu vi hình vuông ABCD, biết độ dài cạnh là a (m).


Chủ đề 3: LÀM QUEN VỚI NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Câu 1: Trong các tên dưới đây, tên nào là  hợp lệ trong Pascal?
A. Tam  giac;                                                 B. 8A;            
C. End;                                                           D. Hinhvuong;

Câu 2: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng
A. Const x: real;                                           B. Var 4hs: Integer;                
C. Var Tb : real;                                            D. Var R=30;

Câu 3: Cấu trúc chung của một chương trình gồm những phần nào?
A. Phần thân                                                              
B. Phần khai báo
C. Phần thân, phần khai báo và phần kết             
D. Phần khai báo, phần thân

Câu 4. Phần thân của chương trình Pascal bắt đầu và kết thúc bởi cặp từ khóa nào?
            A. begin và end:
            B. begin và end.
            C. begin và end;
            D. begin; và end.

Tự luận:
        Câu 1: Các thành phần cơ bản của Pascal?
        Câu 2: Tên trong Pascal là gì và có những lưu ý gì khi đặt tên?
        Câu 3: Cấu trúc chung của chương trình Pascal?


Chủ đề 4: DỮ LIỆU VÀ BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Câu 1: Các phép toán sau đây phép toán nào cho kết quả đúng
A. 17 div 2 =5                                               
B. 17 div 2 = 8               
C. 14 mod 5 =2                                             
D. 14 mod 5 = 2.8

Câu 2. Muốn khai báo biến em sử dụng từ khóa nào sau đây?
A. Var
B. Program
C. Const
D. Uses
Câu 3: Kết quả của phép toán 22 mod 4 là bao nhiêu?
          A. 2                           
          B. 5.5                      
          C. 5                                    
          D. 0.5

Câu 4. Câu nào sau đây là đúng?
          A. Hằng và biến hoàn toàn giống nhau
            B. Biến có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện thực chương trình
            C. Biến có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện thực chương trình
          D. Hằng và biến không cần khai báo khi thực hiện chương trình

Câu 5: Trong pascal kiểu ký tự là:
A. real                                                B. integer                               
C. string                                             D. char

Câu 6: Tên biến: ‘###’ thuộc kiểu dữ liệu nào sau đây:
A. real                                               B. integer                               
C. string                                            D. char

Câu 7: Trong pascal kiểu số nguyên là:
A. real                                               B. integer                               
C. string                                            D. char

Câu 8: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?
A. Var  a=real;                                   B. Var  a:=real;                
C. Var  a: read;                                  D. const  a=50;

Câu 9: Trong Pascal, giả sử x là biến số nguyên. Phép gán nào sau đây đúng?
A. x:=20.5                         B. x:= Truong THCS                       
C. x:=30                            D. x:= ‘Truong THCS’

Câu 10. Biểu thức toán học x2 – 2ac được viết bằng kí hiệu Pascal là?
            A. x^2 - 2*a*c;         
            B. x*x – 2.a.c;
            C. x*x - 2*a*c;  
          D. x.x – 2.a.c;

Câu 11: Phép chia: 25 div 4 cho kết quả nào sau đây:
A. 4                                        B. 5                             
C. 6                                        D.  7

Tự Luận:
Câu 1: Nêu một số kiểu dữ liệu cơ bản trong Pascal?
Câu 2: Biến là gì? Nêu cấu trúc khai báo biến?
Câu 3: Hằng là gì? Nêu cấu trúc khai báo hằng?

Chủ đề 5: CẤU TRÚC TUẦN TỰ

Câu 1: Câu lệnh gán nào dưới đây trong Pascal là đúng :
A. Tên biến= biểu thức;                             C. Tên biến:= biểu thức;                
B. biểu thức= Tên biến;                              D. biểu thức:= Tên biến;

Câu 2: Ta thực hiện các lệnh gán sau :     x:=1;   y:=9;   z:=x+y;         
Kết quả thu được của biến z là:
A. 1                             B. 9                             
C. 20                           D. 10

Câu 3. Câu lệnh nào sau đây dùng để xuất thông báo để in ra màn hình?
            A. Write(‘Hello’);
            B. Read(x);
            C. Clrscr;
            D. Readln;

Câu 4. Giả sử x là biến kiểu dữ liệu xâu kí tự. Phép gán nào sau đây hợp lệ trong Pascal?
            A. x =’1234’;
            B. x :=’a2s’;
            C. x :=abcd;
            D. x :=1234;
Câu 5. Kết quả hiển thị trên màn hình câu lệnh Writeln (‘22+11=’, 22+11); là?
            A. 22+11= 22+11
            B. 33
            C. 22+11=33
D. 33 =22+11


Tự luận:
Câu 1: Thế nào là cấu trúc tuần tự?
Câu 2: Nếu cú pháp: thao tác nhập, câu lệnh gán và thao tác xuất?


Chủ đề 6: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH


Câu 1: Câu lệnh điều kiện có dạng là:
A.If < điều kiện > then < câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
B.If <điều kiện > then < câu lệnh>;
C.If <điều kiện> then < câu lệnh 1>:<câu lệnh 2>;
D.If <điều kiện> do < câu lệnh 1>  else <câu lệnh 2>;

Câu 2: Cho biết kết quả của phép so sánh sau:  5+x <=10 ?
A. Đúng                                                       B. Sai                                     
C. Tùy thuộc biến x                                     D. Khác

Câu 3: Trong Pascal, câu lệnh  điều kiện nào sau đây được viết đúng?
A. if  a := 1 then a := a + 1;                                                
B. if  a > b else write(a);
C. if  (a mod 2) =0 then write(‘a la so chan’);    
D. if  x = y; then writeln(y);

Câu 4. Giá trị của x sẽ là bao nhiêu khi thực hiện xong đoạn chương sau?
                          x:= 6; If x mod 2=1 Then x:=x+1;
            A. 7
            B. 8
            C. 9
            D. 6

Tự luận:
Câu 1: Thế nào là cấu trúc rẽ nhánh?
Câu 2: Viết cú pháp câu lệnh điều kiện dạng thiếu và vẽ sơ đồ khối?
Câu 3: Viết cú pháp câu lệnh điều kiện dạng đủ và vẽ sơ đồ khối?
Câu 4. Em hãy viết lại các câu lệnh điều kiện sau:
a.      Nếu ĐTB lớn hơn hoặc bằng 5 thì in ra màn hình “Được lên lớp”.
b.      Nếu a lớn hơn b thì in ra màn giá trị của a ngược lại thì in ra màn hình giá trị của b.


ĐÁP ÁN TRẮC NGHỆM:

Chủ đề 1:
1
2
3
4
C
B
C
D
Chủ đề 2:
1
2
3
4
D
A
B
A

Chủ đề 3:
1
2
3
4
D
C
D
B

Chủ đề 4:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
B
A
A
C
D
C
B
D
C
C
C
           


Chủ đề 5:
1
2
3
4
5
C
D
A
C
C

Chủ đề 6:
1
2
3
4
A
C
C
D



II. 2. Bài tập thực hành Tin học 7 HKI 6

Bài tập thực hành Tin học 7 HKI 

Bài tập 6:

Câu 1  

1. Tạo bảng tính mới với nội dung sau (3 điểm).



2. Sử dụng hàm hoặc công thức thích hợp để tính Điểm TB cộng vào ô F5 sau đó thực hiện sao chép công thức trong ô F5 xuống các ô F6 ¨ F8 (3 điểm).
3. Chèn vào trước cột Điểm TB một cột và nhập điểm môn Tin học (điểm nhập tuỳ ý trong khoảng từ 0 ¨ 10). Kiểm tra lại kết quả ở cột Điểm TB và nếu kết quả chưa đúng hãy điều chỉnh lại công thức hoặc hàm trong các ô G5 ¨  G8 để có kết quả đúng (2 điểm).
4. Tính điểm trung bình nhỏ nhất và điểm trung bình lớn nhất của từng học sinh sau khi chèn cột tin học ( 2 điểm)

Lưa bảng điểm với tên em cùng tên lớp

2. 👉 Tải file bài tập 6.

II. 2. Bài tập thực hành Tin học 7 HKI 5

Bài tập thực hành Tin học 7 HKI

Bài tập 5:

Câu 1:
Cho bảng tính:



a.      Nhập và chỉnh sửa trang tính như mẫu trên (4 điểm)
b.     Tính tổng chi theo từng tháng và tổng chi theo nội qui chi ( 3 điểm)
c.      Tính tổng chi nhiều  nhất và tổng chi ít nhất của từng tháng (3 điểm)
Lưa bảng điểm với tên em cùng tên lớp

2. 👉 Tải file bài tập 5.

II. 2. Bài tập thực hành Tin học 7 HKI 4

 Bài tập thực hành Tin học 7 HKI 

1. Bài tập 4:


Câu 1:
Cho bảng tính:


A
B
C
D
E
F
G
H
1
BẢNG ĐIỂM LỚP 7A
2
STT
Họ và tên
Toán
Tin
Văn
Anh văn
Điểm tổng
Điểm TB
3
1
Đinh Vạn Hoàng An
7
6
7
5


4
2
Lê Thị Hoài An
6
9
8
6


5
3
 Thị Anh
5
8
7
6


6
4
Phạm Như Anh
6
6
7
8


7
5
Vũ Việt Anh
7
8
7
6


8
6
Phạm Thanh Bình
6
6
7
8


9
7
Nguyễn Linh Chi
8
8
6
8


10
8
Vũ Xuân Cương
5
8
6
7


11
9
Trần Quốc Đạt
5
6
5
6


12
10
Nguyễn Anh Duy
7
6
5
8


13
11
Nguyễn Trung Dũng
8
7
6
4


14
12
Hoàng Thị Hường
5
8
6
9





















a.       Nhập và chỉnh sửa trang tính như mẫu trên (4 điểm)
b.     Lập công thức tính tổng điểm, điểm trung bình của từng học sinh  (3 điểm)
c.      Lập công thức tính điểm trung bình lớn nhất và điểm trung bình nhỏ nhất ( 3 điểm)
Lưa bảng điểm với tên em cùng tên lớp

2. 👉 Tải file bài tập 4.

0184. Tin học 8 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023.

 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023. TIN HỌC 8. Đang tải…