Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

0110 - II - TH6 - Bài 5: Dữ liệu trong máy tính


Chủ đề A
Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

1. Biểu diễn số để tính toán trong máy tính:

        - Số nhị phân là số tạo thành từ cách biểu diễn chỉ dùng hai ký hiệu "0" và "1".

        => Máy tính dùng dãy bit để biểu diễn các số trong tính toán.


2. Dữ liệu và các bước xử lý thông tin trong máy tính:

        - Mọi dữ liệu trong máy tính đều là dãy bit (bit ký hiệu là "b"). Với máy tính, thông tin và dữ liệu số là một, đều chỉ là các dãy bit.

        - Chu trình xử lý thông tin của máy tính:

        + Xử lý đầu vào: đầu vào được chuyển thành dữ liệu mà máy tính "hiểu được", tức là dữ liệu số.
        + Xử lý dữ liệu: các phần mềm ứng dụng xử lý dữ liệu phục vụ mục đích của người dùng máy tính.
        + Xử lý đầu ra: từ dãy bit xuất ra thông tin dưới dạng con người hiểu được hoặc ghi lưu dữ liệu vào thiết bị lưu trữ hay gửi lên mạng.

3. Dung lượng lưu trữ dữ liệu của một số thiết bị thường gặp:

        - Byte là đơn vị đo lượng dữ liệu, ký hiệu là B
        - Các bội số của byte được tạo ra bằng cách nhân thêm 210 (bằng 1024 lần).
        - Một số bội số của byte là: Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Terabyte (TB).
        - Dung lượng lưu trữ là khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ.
        + Thẻ nhớ: 1 -> 8 GB, 16 GB, 32 GB, 64 GB, 128 GB.
        + USB dung lượng tương tự như thẻ nhớ, thậm chí còn có các USB có dung lượng đến 1 TB, 2 TB.
        + Đĩa CD có dung lượng 700 MB; DVD có thể lưu trữ từ 5 GB đến 17 GB tùy thược từng loại.
        + Điện thoại thông minh có thẻ nhớ trong 16 GB, 32 GB, 64 GB, 128 GB,...
        + Máy tính có ổ đĩa cứng với dung lượng vài trăm GB đến vài TB.

GVBM: Ngô Đình Cẩn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

0184. Tin học 8 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023.

 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023. TIN HỌC 8. Đang tải…