Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

0119 - II - TH8 - Chủ đề 5: Cấu trúc tuần tự.

 Chủ đề 5: Cấu trúc tuần tự.

1. Thế nào là cấu trúc tuần tự:

    Khi thực thi một chương trình, Pascal sẽ thực thi tuần tự từng lệnh một theo như thứ tự đã được viết, bắt đầu từ thân chương trình. Có thể xem khối các lệnh như vậy là cấu trúc tuần tự.

   
Cấu trúc tuần tự của khối lệnh ở phần thân chương trình là:

Nhập --> Xử lí --> Xuất.

2. Thao tác nhập:
    - Cú pháp:

                    Read/Readln( <biến 1>[,<biến 2>,…,<biến n>] );

        Ví dụ:      Readln(a); → Nhập giá trị cho biến a.
                        Readln(a,b); → Nhập giá trị cho hai biến a và b.
        - Khi gặp lệnh này, chương trình sẽ tạm ngừng để chờ người dùng nhập dữ liệu.
        - Khi gặp lệnh Readln; chương trình sẽ dừng lại chờ người dùng nhấn phím Enter.

3. Xử lý, câu lệnh gán:

        - Cú pháp:

                <Tên biến> := <Biểu thức cần gán giá trị cho biến>;

        Ví dụ:  x:=12; → gán giá trị 12 cho biến nhớ x.
                    x:=a/b; → gán giá trị biểu thức a/b cho biến nhớ x.

        - Sau khi khai báo biến thì em có thể:

            + Gán giá trị cho biến.
            + Tính toán với giá trị của biến.

4. Thao tác xuất:

        - Cú pháp:
                Write/Writeln( <Tham số1>[,<Tham số 2>,…] );

        Ví dụ: write('Chao cac ban'); 
                    → xuất ra màn hình dòng chữ Chao cac ban

        - Các tham số có thể là hằng, biến, biểu thức.
        - Khi gặp lệnh Writeln; chương trình sẽ xuất ra màn hình một dòng trống.

            Chú ý: HS tự tìm hiểu thêm viết không có quy cách và viết có quy cách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thông báo thời gian đổi buổi học khối 6, 7

 Thông báo thời gian đổi buổi học khối 6, 7     Trường THCS TT Phú Hoà thông báo thời gian đổi buổi học đối với khối 6, 7 trong 1 tuần từ ng...