Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

II.4. Ngân hàng câu hỏi HKII 2020-2021. Tham khảo [Lớp 6]

 NGÂN HÀNG CÂU HỎI TIN HỌC 6 

HKII 2020-2021.Tham khảo.

II.4. Chủ đề 16: Tạo và làm việc với bảng [Lớp 6]

 Chủ đề 16: 

TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG.


1. Tóm tắt nội dung bài học.

II.4. Chủ đề 15: Làm việc với đối tượng đồ hoạ [Lớp 6]

 Chủ đề 15: 

LÀM VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HOẠ.


1. Tóm tắt nội dung bài học.


II. 4. Chủ đề 14: Định dạng trang văn bản [Lớp 6]

 Chủ đề 14: 

ĐỊNH DẠNG TRANG VĂN BẢN 


1. Tóm tắt nội dung bài học.

II.4. Chủ đề 13: Định dạng đoạn văn bản [Lớp 6]

 Chủ đề 13: 

ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN.


1. Tóm tắt nội dung bài học.

II. 4. Chủ đề 12: Định dạng ký tự trong văn bản. [Lớp 6]

 Chủ đề 12: 

ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ TRONG VĂN BẢN.


1. Tóm tắt nội dung bài học.

II. 4. Chủ đề 11: Chỉnh sửa văn bản. [Lớp 6]

 Chủ đề 11: 

CHỈNH SỬA VĂN BẢN.


1. Tóm tắt nội dung bài học.

II. 4. Chủ đề 10: Soạn thảo văn bản Tiếng Việt [Lớp 6]

 Chủ đề 10: 

SOẠN THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT.


I. Tóm tắt nội dung bài học.


1. Các thành phần của văn bản:

    Khi làm việc với một phần mềm soạn thảo văn bản, cần phân biệt rõ các khái niệm sau: Ký tự, từ, dòng, đoạn, trang.

    [Hãy phân biệt các khái niệm này trên một đoạn văn cụ thể]

2. Gõ văn bản Tiếng Việt:

Để gõ được Tiếng Việt ta sử dụng các phần mềm hỗ trợ gõ Tiếng Việt như: Unikey, Vietkey… và chú ý đến 3 yếu tố sau:

    a. Bảng mã, như Unicode, VNI Windows, TCVN3(ABC)

    b. Kiểu gõ, như VNI, Telex

    c. Phông chữ, Times New Roman, VNI-Times, .VnTime….

    Bảng mã và phông chữ có liên quan nhau, ví dụ: Chọn phông chữ là Times new Roman thì phải chọn bảng mã bảng mã Unicode, Chọn phông chữ là VNI-Times thì phải chọn bảng mã bảng mã VNI Windows…

        Về kiểu gõ có thể chọn 1 trong 2 kiểu sau:

Để viết chữ

Telex

VNI

ă

aw

a8

â

aa

a6

đ

dd

d9

ê

ee

e6

ô

oo

o6

ơ

Ow hoặc [

o7

ư

Uw hoặc ]

u7

Để viết dấu

Telex

VNI

Dấu sắc

s

1

Dấu huyền

f

2

Dấu hỏi

r

3

Dấu ngã

x

4

Dấu nặng

j

5

Bỏ dấu đã gõ.

z

0


3. Quy tắc chung để soạn thảo văn bản:

- Các dấu ngắt câu: dấu chấm(.), dấu phẩy(,), dấu chấm phẩy(;), dấu hai chấm(:), dấu chấm than(!), dấu chấm hỏi (?) được đặt sát vào từ phía trước và cách từ phía sau một khoảng trắng (nếu phía sau vẫn còn nội dung).

- Các dấu mở ngoặc và dấu mở nháy  ( [ { < ‘ “  sẽ được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc  ) ] } >  ’  ”  sẽ được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó.

- Giữa các từ chỉ dùng một khoảng trắng (nhấn phím Spacebar) để phân cách.

- Giữa cách đoạn được phân cách bằng một ký tự ngắt dòng (nhấn phím Enter).

II. Câu hỏi và Bài tập.


II.4. Chủ đề 9: Làm quen với soạn thảo văn bản. [Lớp 6]

 Chủ đề 9: 

LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN.


I. Tóm tắt nội dung bài học.

1. Một số phần mềm soạn thảo văn bản thông dụng.

Hiện nay có nhiều phần mềm soạn thảo văn bản khác nhau, nhưng đều có chung những tính năng cơ bản như soạn thảo, định dạng, trình bày và in ấn văn bản.

Một số phần mềm soạn thảo văn bản phổ biến là: Microsoft Word, OpenOffice Writer, WPS Writer, Google Docs, Notepad…

[Hãy tìm hiểu thêm về biểu tượng và mô tả về các phần mềm này]

2. Làm quen với Microsoft Word.

a. Khởi động.

Cách 1: Nháy chuột vào biểu tượng Microsoft Word 2010 trên thanh tác vụ.

Cách 2: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Microsoft 2010 trên màn hình Desktop.

Cách 3: Nháy chuột vào biểu tượng Start 🡪 nháy chuột vào Microsoft 0ffice 🡪 nháy chuột vào Microsoft 2010.

b. Tìm hiểu thêm màn hình chính của Word.

(Tìm hiểu SGK trang 5).

3. Một số thao tác cơ bản.

a. Tạo văn bản mới: Có 3 cách sau:

Cách 1: Nháy chọn vào thẻ lệnh File, chọn lệnh New, Máy tính sẽ mặc định chọn mục Blank Document, nhấp đúp vào mục này. Hoặc nháy chuột vào nút Create để tạo văn bản mới.

Cách 2: Nháy chuột vào biểu tượng New trên thanh truy cập nhanh.

Cách 3: Nháy tổ hợp phím Ctrl+N.

b. Mở văn bản có sẵn:

Bước 1: Chọn 1 trong 3 cách sau:

- Cách 1: Nháy chuột vào thẻ lệnh file, chọn lệnh Open.

- Cách 2: Nháy chuột vào biểu tượng Open trên thanh truy cập nhanh.

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O.

Bước 2: Chọn thư mục chứa tệp tin cần mở.

Bước 3: Chọn tệp tin cần mở. 

Bước 4: Nhấn nút Open.

c. Lưu văn bản.

Bước 1: Chọn 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Nháy chuột vào thẻ lệnh file chọn lệnh Save.

Cách 2: Nháy chuột vào biểu Save trên thanh truy cập nhanh.

Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S.

Bước 2: Chọn thư mục chứa tệp tin cần lưu.

Bước 3: Gõ tên cho tệp tin.

Bước 4; Nháy nút Save.

d. Kết thúc:

Cách 1: Nháy nút X ở phía trên, bên phải màn hình.

Cách 2: Vào thẻ lệnh file, chọn lệnh Exit. 

II. Câu hỏi và bài tập.


Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

II. 4. Chủ đề 6: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐA PHƯƠNG TIỆN [lớp 9]

 

Chủ đề 6:

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

VỀ ĐA PHƯƠNG TIỆN

I. Tóm tắt nội bài học.

1. Đa phương tiện là gì?

Đa phương tiện (multimedia) được hiểu là sự kết hợp phương tiện truyền thông với thông tin từ nhiều dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh…

Sản phẩm đa phương tiện là các sản phẩm mà thể hiện thông tin đa phương tiện, thường được tạo ra bằng máy tính hoặc phần mềm máy tính. Ví dụ: một bài trình chiếu, một trang quảng cáo trên mạng…

2. Ưu điểm của đa phương tiện.

Sản phẩm của đa phương tiện có những ưu điểm như:

- Thể hiện thông tin tốt và sinh động.

- Cải thiện chất lượng trình bày và thu hút sự chú ý.

- Sử dụng đa dạng và sửa đổi dễ dàng trên máy tính.

- Thích hợp cho lĩnh vực giáo dục và giải trí.

3. Các thành phần của đa phương tiện.

- Văn bản (text): là một thành phần cơ bản của đa phương tiện.

- Hình ảnh (image):

    + Ảnh tĩnh có thể là hình ảnh, tranh mà thể hiện nội dung một cách cố định.

    + Ảnh động (animation) được tạo ra từ nhiều hình ảnh tĩnh mà chỉ khác nhau một vài chi tiết và được thể hiện theo trình tự thích hợp trong khoảng thời gian ngắn.

- Âm thanh: là một dạng thông tin phổ biến của đa phương tiện.

- Phim ảnh: là sự kết hợp của tất cả các dạng thông tin. Phim là một thành phần đặc biệt của đa phương tiện.

4. Ứng dụng của đa phương tiện:

- Đa phương tiện ngày càng được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực và ngành nghề trong cuộc sống. Chất lượng của các sản phẩm đa phương tiện ngày càng được nâng lên.

- Đa phương tiện đã ứng dụng trong học tập, y tế, khoa học, giải trí, nghệ thuật…

II. Câu hỏi bài tập.


0184. Tin học 8 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023.

 Kiểm tra cuối kỳ I 2022-2023. TIN HỌC 8. Đang tải…