Chủ đề 10:
SOẠN
THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT.
I. Tóm tắt nội dung bài học.
1. Các thành phần của văn bản:
Khi làm việc với một phần mềm soạn thảo văn bản, cần phân biệt rõ các khái niệm sau: Ký tự, từ, dòng, đoạn, trang.
[Hãy phân biệt các khái niệm này trên một đoạn văn cụ thể]
2. Gõ văn bản Tiếng Việt:
Để gõ được Tiếng Việt ta sử dụng các phần mềm hỗ trợ gõ Tiếng Việt như: Unikey, Vietkey… và chú ý đến 3 yếu tố sau:
a. Bảng mã, như Unicode, VNI Windows, TCVN3(ABC)
b. Kiểu gõ, như VNI, Telex
c. Phông chữ, Times New Roman, VNI-Times, .VnTime….
Bảng mã và phông chữ có liên quan nhau, ví dụ: Chọn phông chữ là Times new Roman thì phải chọn bảng mã bảng mã Unicode, Chọn phông chữ là VNI-Times thì phải chọn bảng mã bảng mã VNI Windows…
Về kiểu gõ có thể chọn 1 trong 2 kiểu sau:
3. Quy tắc chung để soạn thảo văn bản:
- Các dấu ngắt câu: dấu chấm(.), dấu phẩy(,), dấu chấm phẩy(;), dấu hai chấm(:), dấu chấm than(!), dấu chấm hỏi (?) được đặt sát vào từ phía trước và cách từ phía sau một khoảng trắng (nếu phía sau vẫn còn nội dung).
- Các dấu mở ngoặc và dấu mở nháy ( [ { < ‘ “ sẽ được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc ) ] } > ’ ” sẽ được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
- Giữa các từ chỉ dùng một khoảng trắng (nhấn phím Spacebar) để phân cách.
- Giữa cách đoạn được phân cách bằng một ký tự ngắt dòng (nhấn phím Enter).
II. Câu hỏi và Bài tập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét